CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NỘI THẤT HÀ NỘI

BÀN THÍ NGHIỆM LÀ GÌ? CÁCH CHỌN BÀN THÍ NGHIỆM PHÙ HỢP

 

BÀN THÍ NGHIỆM LÀ GÌ? CÁCH CHỌN BÀN THÍ NGHIỆM PHÙ HỢP

Bàn thí nghiệm là sản phẩm được dùng để thực hành các thao tác thí nghiệm từ cơ bản đến nâng cao. Bàn thí nghiệm còn sử dụng để chứa một số thiết bị dụng cụ hóa chất cơ bản trong một phòng thí nghiệm.

Tại sao cần dùng bàn thí nghiệm

Bàn thí nghiệm là sản phẩm không thể thiếu trong bất kỳ phòng thí nghiệm nào. Bàn thí nghiệm hiện nay được thiết kế với nhiều ưu điểm và tiện lợi như: có khả năng chống chịu được với hóa chất, với acid, các dung môi hữu cơ. Ngoài ra bàn thí nghiệm còn có khả năng chịu được độ nén, lực và độ chịu lửa, chịu nước…Rất tiện lợi, dễ dàng lau chùi và vệ sinh.

Bàn thí nghiệm rất phổ biến hiện nay cho các trường học, doanh nghiệp, bệnh viện,...

Những tiêu chí để chọn bàn thí nghiệm phù hợp

Mặt bàn 

  • Sử dụng chất liệu chuyên dụng Phenolic chịu hoá chất phủ hai mặt, nguyên tấm: dày tối thiểu dày 12.7mm, mầu ghi hoặc mầu đen; tỷ trọng: ≥ 1350kg/ m3, trọng lượng: ± 18,5 kg/ m2, độ bền kéo ≥ 70 N/ mm2, độ bền uốn ≥100 N/ mm2; module đàn hồi: ≥ 9000 N/ mm2

  • Chịu được ăn mòn, chịu hoá chất, dung môi hữu cơ, chịu va đập, chịu nước, cách điện, không cho vi khuẩn phát triển; chịu nhiệt độ cao (180 độ C)…

Khung bàn

  • Có thể chọn vật liệu làm khung bàn bằng inox SUS304 (tuổi thọ rất cao) hoặc thép tráng kẽm với lớp phủ bằng sơn tĩnh điện chuyên dụng, được xử lí phốt phát hóa bề mặt trước khi sơn.

  • Vững chắc, độ bền cao.

Các hộc tủ

  • Kết cấu vững chắc, độ bền cao; thuận lợi khi sử dụng; chịu đựng tốt trong môi trường làm việc với hóa chất. Vật liệu tủ có thể là vật liệu Phenolic, hộc tủ thép sơn tĩnh điện, hoặc gỗ công nghiệp chịu nước MFC nhập khẩu. 

Thiết kế

  • Hiện đại, sang trọng; hình dáng và kích thước phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu diện tích mặt bằng.

  • Phù hợp với ngân sách.

Hình ảnh bàn thí nghiệm áp tường 

Những lưu ý khi sử dụng bàn thí nghiệm

  • Khi sử dụng bàn thí nghiệm, cần chú ý về vấn đề vệ sinh, bảo dưỡng bàn thí nghiệm sau khi hoàn thành thao tác thí nghiệm. Ví dụ như lau, vệ sinh bằng nước sạch, hoặc cồn khử trùng sau khi thao tác.

  • Không để đồ quá nặng lên mặt bàn, vượt quá tải trọng mà bàn chịu được.

  • Tùy vào mục đích sử dụng của từng phòng mà thiết kế bàn thí nghiệm cho phù hợp về kích thước, cấu tạo, kệ chứa hoặc là thiết kế chỗ rửa dụng cụ thí nghiệm…

Tại sao cần chú ý đến kích thước bàn thí nghiệm?

Kích thước bàn thí nghiệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe và hiệu quả công việc của một nhân viên trong phòng thí nghiệm. Việc chọn sai kích thước và kiểu bàn thí nghiệm sẽ làm kết cấu phòng lab của bạn trở nên bất tiện, thiếu tính phù hợp. 

Cần chú ý chọn hệ thống bàn, ghế thí nghiệm phù hợp với sắc vóc các nhân viên làm việc của mình, kết cấu bàn có gác chân hay ghế có tựa phía sau hay bất cứ đặc điểm nào bạn cảm thấy sẽ thuận tiện cho công việc. 

Kích thước bàn thí nghiệm phổ biến hiện nay

Kích thước bàn làm việc của bạn là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong khi thiết kế phòng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và hiệu suất của các nhân viên thực hiện. Phần lớn các bàn làm việc trong phòng thí nghiệm có chiều rộng từ 60 đến 90 cm, chiều dài từ 75 đến 300 cm và chiều cao từ 70 đến 90 cm.

Kích thước của các ghế ngồi kết hợp với hệ thống bàn thí nghiệm  trong phòng được xác định bởi không gian trong phòng của đơn vị bạn.

Đối với các phòng thí nghiệm có cấu trúc thiết kế không cố định sẽ lựa chọn các loại bàn thí nghiệm có thể di chuyển bằng bánh xe và có khóa cố định để đảm bảo an toàn tại vị trí bạn mong muốn. Tuy nhiên đối với các phòng thí nghiệm có thiết kế “cứng” không xuất hiện sự thay đổi thì việc lựa chọn các bàn thí nghiệm cố định sẽ đảm bảo an toàn hơn.

  • Kích thước tiêu chuẩn bàn thí nghiệm trung tâm

Bàn thí nghiệm trung tâm thường được đặt giữa các phòng thường có sự kết hợp thêm các giá đỡ dụng cụ hóa chất. Các bàn thí nghiệm trung tâm có thể được ghép lại thử các bàn có kích thước nhỏ hơn hoặc là nguyên bàn thí nghiệm có kích thước lớn nguyên khối. Kích thước bàn thí nghiệm trung tâm thường là chiều dài khoảng 4200mm, 3600mm, 3000mm; chiều rộng khoảng 1500mm và chiều cao là 800mm.

  • Kích thước tiêu chuẩn cho bàn thí nghiệm áp sát tường

Bàn thí nghiệm áp tường là bàn thí nghiệm được đặt ở vị trí áp tường hoặc áp góc. Kích thước bàn thí nghiệm áp tường thường thấy có chiều dài tiêu chuẩn từ 1500mm, 1800mm, 3000mm, 3600mm. Chiều rộng 750mm và chiều cao 800mm.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ khi có nhu cầu!

___________________________

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI NỘI THẤT HÀ NỘI 

Website:https://sanxuatbanthinghiem.org/

Hotline: 0901129000

Địa chỉ văn phòng: Lô 1 - CN8, Đường số 2, KCN Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội

Kho hàng: Thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội 

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN BÀN THÍ NGHIỆM HÓA SINH PHÙ HỢP NHẤT

sanxuatbanthinghiem

Thứ Sáu, 09 Tháng Mười Hai 2022

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN BÀN THÍ NGHIỆM HÓA SINH PHÙ HỢP NHẤT
BÀN THÍ NGHIỆM LÀ GÌ? CÁCH CHỌN BÀN THÍ NGHIỆM PHÙ HỢP

sanxuatbanthinghiem

Thứ Sáu, 09 Tháng Mười Hai 2022

BÀN THÍ NGHIỆM LÀ GÌ? CÁCH CHỌN BÀN THÍ NGHIỆM PHÙ HỢP
NHỮNG BĂN KHOĂN KHI TÌM KIẾM NỘI THẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM CHƯA?

sanxuatbanthinghiem

Thứ Sáu, 09 Tháng Mười Hai 2022

NHỮNG BĂN KHOĂN KHI TÌM KIẾM NỘI THẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM CHƯA?
THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG THIẾT KẾ PHÒNG THÍ NGHIỆM

sanxuatbanthinghiem

Thứ Sáu, 09 Tháng Mười Hai 2022

THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG THIẾT KẾ PHÒNG THÍ NGHIỆM
6 LƯU Ý KHI MUA TỦ HÚT KHÍ ĐỘC CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM BẠN CẦN BIẾT

sanxuatbanthinghiem

Thứ Sáu, 09 Tháng Mười Hai 2022

6 LƯU Ý KHI MUA TỦ HÚT KHÍ ĐỘC CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM BẠN CẦN BIẾT
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẶT MUA NỘI THẤT VÀ THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM

sanxuatbanthinghiem

Thứ Sáu, 09 Tháng Mười Hai 2022

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẶT MUA NỘI THẤT VÀ THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết